Trên thực tế có rất nhiều vị trí để bấm khuyên tai cho nữ, vậy vị trí nào được ưa chuộng nhất? Nhằm giải đáp vấn đề này cho các chị em, trong bài viết dưới đây Yeutattoo sẽ giới thiệu đến các bạn 12 vị trí bấm lỗ tai đẹp cho nữ hot nhất thời điểm hiện nay.
12 vị trí bấm lỗ tai đẹp nhất cho nữ hiện nay
Dưới đây là các vị trí bấm lỗ tai đẹp cho nữ mà bạn có thể tham khảo:
Bấm lỗ hai
Vị trí bấm lỗ hai này thường được lựa chọn để tăng thêm cá tính cá nhân. Thông thường, lỗ bấm khuyên này sẽ nằm sát nhau, trong đó, lỗ thứ hai có thể nằm trên lỗ bấm đầu tiên, cách dái tay một đoạn ngắn. Khuyên tai thích hợp nhất với hai vị trí này có thể là một đôi khuyên giống nhau hoặc kết hợp với một chiếc dài và một chiếc gọn trên tai.

Bấm lỗ ba – Triple lobe piercing
Nếu bạn có phong cách cá tính, kiểu bấm lỗ 3 sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Thứ tự bấm từ lỗ đơn, lỗ hai rồi đến triple lobe, phân bố đồng đều ở dưới dái tai. Với vị trí này, các chị em hoàn toàn có thể kết hợp đeo khuyên cùng kiểu hoặc chọn những kiểu khuyên khác nhau để thể hiện phong cách cá nhân.

Bấm lỗ đơn
Bấm ở vị trí đơn giản này thường ít gây đau nhất và được nhiều chị em ưa chuộng. Lỗ bấm này nằm trên phần thịt mềm của tai, dễ dàng nhìn thấy dù tóc ngắn hay dài. Đặc biệt, lỗ bấm đơn phù hợp với mọi thiết kế khuyên tai bạc trên thị trường.

Bấm lỗ Helix – Sụn vành tai
Vị trí bấm lỗ tai nào đang hot hiện nay cho nữ? Lỗ bấm khuyên helix là một trong số đó. Ở vị trí này, kim chuyên dụng sẽ được sử dụng để xuyên qua sụn của vành tai. Các bạn cũng có thể chọn các khuyên nụ đính đá, khuyên bị tròn, hay khuyên vòng size nhỏ cho lỗ helix đơn.

Bấm lỗ đúp ngược
Một lựa chọn mới cho những ai yêu thích thể hiện cá tính là bấm lỗ đúp ngược, một kiểu rất hiện đại. Vị trí bấm này nằm tại phần mềm dưới dái tai. Khi chọn kiểu bấm này, chỉ nên đeo những mẫu khuyên nhỏ và nhẹ để đảm bảo sự thoải mái.

Bấm lỗ vành tai giữa – Snug
Lỗ bấm snug nằm tại phần dày nhất của tai, cần dùng kim để xuyên qua lớp sụn tại vành tai giữa. Trước khi quyết định chọn vị trí bấm này, hãy cân nhắc kỹ nếu bạn không chịu đau tốt. Những chiếc khuyên bạc mỏng xinh sẽ là lựa chọn lý tưởng cho lỗ bấm Snug, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Bấm lỗ Rook
Khuyên lỗ Rook nằm ở chỗ sụn gập của tai, nơi có độ dày lớn nhất. Lỗ bấm này làm nổi bật vẻ đẹp của khuyên tai, hãy chọn những bông tai bạc nhỏ ôm sát phần sụn gập để tạo điểm nhấn cho phong cách của bạn.
Bấm lỗ ngang
Một lựa chọn bấm lỗ táo bạo cho phái đẹp là lỗ bấm ngang, rất thích hợp để thể hiện cá tính mạnh mẽ. Vị trí bấm lỗ ngang nằm tại phần sụn trên của tai với hai điểm: một tại đầu trên và một đối diện phía dưới. Bạn có thể chọn những khuyên tai tạo hình mũi tên hay ngọn giáo để làm nổi bật phong cách của mình với lỗ bấm ngang.

Bấm lỗ Tragus
Một lựa chọn thú vị khác cho người yêu thích sự phá cách là lỗ bấm Tragus, nằm ở phần sụn tai ngoài. Lỗ bấm này cho phép bạn kết hợp với khuyên nụ nhỏ hay khuyên tròn để tôn thêm nét cá tính cho bản thân.
Double Helix Piercing – Bấm lỗ đúp vành tai
Bấm khuyên lỗ đúp ở phần sụn của vành tai, được xem như điểm nhấn đặc biệt cho đôi tai của phái đẹp. Kiểu bấm này cho phép bạn tự do kết hợp với nhiều loại khuyên khác nhau, thể hiện cá tính và phong cách riêng biệt.

Flat Piercing – Bấm lỗ Flat
Lỗ bấm Flat là một kiểu bấm khuyên hiện đại được nhiều chị em yêu thích. Nó thực hiện tại phần phẳng nhất trên tai, nằm hơi sâu bên trong so với lỗ bấm vành tai. Đối với vị trí này, các khuyên tai hình dáng đơn giản hay khuyên đính hạt đá là lựa chọn hoàn hảo để làm nổi bật khuôn mặt.

Bấm lỗ Conch
Lỗ bấm Conch nằm trên phần sụn dày của vành tai và ngay trung tâm, thu hút sự chú ý tức thì. Khi bấm lỗ Conch, chị em có thể chọn khuyên đính đá hoặc các loại khuyên tròn đính đá lớn ôm trọn vành tai, tạo nên một phong cách rất ấn tượng và cuốn hút.

Hướng dẫn vệ sinh lỗ bấm tai sau khi bấm khuyên
Có quy trình chăm sóc phù hợp sau khi bấm khuyên tai là điều quan trọng để giúp lỗ bấm hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là cách vệ sinh cần chú ý:
- Bước 1: Khởi đầu, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Tự chuẩn bị sẵn nước muối sinh lý và tăm bông, thấm đầu tăm bông vào nước muối và nhẹ nhàng lau sạch bề mặt lỗ bấm khuyên. Cần lưu ý lau cả mặt trước và sau, đồng thời khẽ nâng khuyên lên để mở rộng diện tích vệ sinh.
- Bước 3: Cuối cùng, sử dụng tăm bông và cồn đỏ povidine. Lau lại lỗ bấm khuyên giống như bước trước, nhưng nhớ chấm ít cồn đỏ vào chân khuyên để diệt khuẩn.

Một số điều cần lưu ý sau khi bấm lỗ khuyên tai
Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh sau khi bấm khuyên tai, bạn cũng cần ghi nhớ các điểm sau:
- Hạn chế để tay chạm vào lỗ bấm, vì nếu thường xuyên va chạm, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm.
- Không nên tháo khuyên tai quá sớm; hãy đợi cho đến khi lỗ bấm đã lành hoàn toàn trước khi thay đổi khuyên.
- Sau khi bấm khuyên, nên buộc tóc gọn gàng để tránh tình trạng tóc mắc vào lỗ bấm, gây sưng tấy và viêm nhiễm.
- Hạn chế vết bấm khuyên tiếp xúc với các sản phẩm hóa học, vì điều này có thể gây dị ứng.
- Chọn lựa cơ sở uy tín và người thực hiện có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và lành vết thương nhanh chóng là điều cần lưu ý.
>> Xem thêm: Nguyên nhân lâu ngày không đeo khuyên tai bị đau, bị sưng